- Địa chỉ: 48 N. Rotary Road, Arlington, Virginia (gần Washington, DC). Phía nam của lầu năm góc là khu Pentagon city và Crystal city, các khu mua sắm và các quận dân sinh với mật độ dày đặc tại Arlington. Nghĩa trang quốc gia Arlington nằm ở phía Bắc. Xung quanh lầu năm góc là hệ thống giao thông phức hợp.
- Loại xây dựng: khối văn phòng chính phủ
- Hệ thống xây dựng: tường ngoài bê tông cốt thép, hệ khung gỗ, mái bằng đá phiến
- Phong cách: Neo-classical (Tân cổ điển)
- Đặc điểm: Tòa nhà này được khánh thành ngày 15/1/1943, đây là phức hợp văn phòng có công suất sử dụng cao nhất thế giới và cũng là tòa nhà văn phòng rộng nhất thế giới về tiêu chí diện tích sàn. Tòa nhà có 23.000 người (quân nhân và dân sự) và 3000 người giúp việc. Tòa nhà có 5 cạnh, 5 tầng (cộng thêm 2 tầng hầm) và 5 hành lang hình nhẫn với tổng chiều dài 28 km hành lang.
- Tổng thầu là công ty John McShain trụ sở ở Philadelphia, Pennsylvania. Tướng Brehon Somervell là người đứng đầu của dự án này; đại tá Leslie Groves và thiếu tá Clarence Renshaw chịu trách nhiệm giám sát dự án.
Số liệu thực tế:
- Chiều dài mỗi mặt tiền: 280,72m
- Chiều cao: 23,56m
- Tổng chiều dài các hành lang: 28,15km
- Tổng diện tích mặt sàn: 616.518m2
- Nhân công lúc cao điểm: 13.000
- Chi phí xây dựng: 49.600.000$
Bản đồ khu vực:
Tòa nhà hình ngũ giác
Nếu như Nhà trắng, nơi ở và làm việc của Tổng thống nằm ở bờ phía bắc của dòng Potomac thì Lầu năm góc gần như nằm ở phía đối diện ở bờ phía nam của con sông này. Nếu nhìn từ trên cao, toàn thể tòa nhà sẽ giống như một khối ngũ giác khổng lồ. Đây chính là lý do vì sao trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ lại có tên gọi là Lầu năm góc hay Ngũ giác đài. Cái tên Lầu năm góc nổi tiếng tới mức, giống như khi nhắc tới Nhà trắng là nhắc tới chính quyền Mỹ thay vì gọi tên Bộ Quốc phòng Mỹ, người ta gọi cơ quan đầu não về an ninh và quân sự của Hoa Kỳ bằng cái tên Lầu năm góc. Thế nhưng, sự nổi tiếng độc đáo của tòa nhà hình ngũ giác này không chỉ có thế.
Lầu năm góc bắt đầu được xây dựng vào năm 1941. Vào thời điểm lúc bấy giờ, quân đội Hitler khống chế gần như toàn bộ cả châu Âu. Trước tình hình đó, đương kim Tổng thống Mỹ khi đó là Roosevelt đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ. Đó cũng là thời điểm mà Bộ Chiến tranh của nước Mỹ đã phát triển tới một quy mô quá lớn và cần thiết phải có một trụ sở chỉ huy mới. Henry Stimson, Bộ trưởng Chiến tranh khi đó đã gặp Tổng thống Roosevelt và nói rằng, Bộ của ông cần có thêm không gian. Vì vậy, chính phủ Mỹ đã bắt đầu lên kế hoạch cho Lầu năm góc.
Xây dựng để thống nhất 17 Bộ chiến tranh của Mỹ chung một cơ quan (Cơ quan phòng vệ cho lầu năm góc (Pentagon Force Protection Agency-PFPA) bao gồm cảnh sát liên bang, cảnh sát lầu năm góc, kĩ thuật viên dân sự CBRN trực thuộc chính phủ và các nhân viên an ninh điều tra chống khủng bố dân sự không trực thuộc chính phủ, chịu trách nhiệm bảo vệ lầu năm góc. Bộ quốc phòng thành lập cơ quan phòng vệ này (PFPA) sau vụ tấn công 11/09/2001), Ngũ giác đài là một kỳ công kỹ thuật, thi công hoàn tất chỉ trong 16 tháng, Thiếu tướng Brehon B. Sommervell, Trưởng ban Thi công thuộc Tổng cục hậu cần, nắm vững ý tưởng của một công trình đồ sộ, và nhấn mạnh sơ đồ cơ bản của công trình, dự định như một tổng thành dinh tạm thời, phải xây dựng trong vòng 4 ngày. Thi công bắt đầu ngay sau khi cải tạo xong mặt bằng do mở rộng đất cho công trình - một phần trong kế hoạch này được biết với tên gọi "Đáy địa ngục" - vì vùng này là đầm lầy, bãi rác và các tòa nhà đổ nát. Khi đã chuẩn bị xong, kỹ sư phải di chuyển 4,2 triệu m3 đất và 41.492 cột bê tông để đóng cừ. Chính dòng Potomac cũng là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng: khai tác 617.000 tấn cát sỏi, sau đó xử lý thành 332.000 m3 bê tông. Khi Thế chiến thứ II đến gần, ở Mỹ thiếu hụt nguồn cung cấp thép kết cấu, thực tế quy mô chi việc sử dụng bê tông cốt thép làm vật liệu xây dựng chính, cùng với đá vôi Indiana cho mặt tiền phía ngoài. Thật tình cờ khi sử dụng bê tông làm vật liệu xây dựng chính với số thép đủ đóng một tàu chiến lớn.
Công việc thiết kế kiến trúc và cấu trúc bên trong toà nhà được tiến hành đồng thời với việc xây dựng, các bản vẽ sơ khảo hoàn tất vào đầu tháng 10/1941 và hầu hết công việc thiết kế hoàn chỉnh hoàn thành vào 01/06/1942. Đôi lúc, việc thi công tiến hành nhanh hơn việc thiết kế, nên các vật liệu xây dựng khác nhau được đem vào thi công không giống với vật liệu chuyên biệt như trong thiết kế đưa ra. Áp lực đẩy nhanh việc thiết kế và thi công càng tăng lên sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu cảng vào ngày 07/12/1941, do đó tướng Somervell đã yêu cầu phải có ngay một triệu feet vuông văn phòng sẵn sàng cho việc sử dụng trước ngày 01/04/1942. Vào ngày 11/04/1942, David J.Witmer thay Bergstorm làm kiến trúc sư trưởng cho công trình, sau khi Bergstorm từ chức vì cáo buộc sai phạm trong chỉ đạo khi còn là chủ tịch của Viện kiến trúc sư Hoa Kỳ (American Institute of Architects).
Lầu Năm Góc
Người được giao nhiệm vụ phụ trách xây dựng tòa nhà này là thiếu tướng Brehon B. Sommervell. Khi nhận nhiệm vụ này, Brehon chỉ có 4 ngày để hoàn thiện và trình lên chính phủ một phương án xây dựng một tòa nhà hành chính có thể chứa được 40 nghìn người. Các quan chức trong chính phủ Mỹ thống nhất là trụ sở của Bộ Chiến tranh nên được xây dựng tại Arlington, Virginia nằm dọc theo con sông Potomac. Khi đó, có hai phương án về địa điểm xây dựng Lầu năm góc được đưa ra để lựa chọn. Một là nông trại Arlington nằm gần nghĩa trang quốc gia và một là sân bay Washington Hoover.
Kiến trúc sư George Bergstrom đã thiết kế tòa nhà theo hình ngũ giác méo để tận dụng hết diện tích của địa điểm được lựa ban đầu là nông trại Arlington. Tuy nhiên, cuối cùng Tổng thống Roosevelt lại không đồng ý địa điểm này vì ông không muốn công trình xây dựng mới sẽ che lấp tầm nhìn của Washington DC về phía nghĩa trang quốc gia. Tòa nhà được di chuyển sang xây dựng ở địa điểm thứ hai, sân bay Hoover song thiết kế ban đầu không hề thay đổi. Roosevelt thích bản thiết kế hình ngũ giác độc đáo của kiến trúc sư George Bergstrom.
Không còn phụ thuộc vào địa hình, thiết kế tòa nhà sau đó đã được George Bergstrom sửa lại lại thành hình ngũ giác đều như ngày nay. Mặc dù khi đó, hình dáng khá “dị dạng” của tòa nhà đã gây ra không ít những phiền toái, song về sau nhiều kiến trúc sư hàng đầu thế giới vẫn cho rằng, phương án thiết kế tòa nhà theo hình ngũ giác là lựa chọn tối ưu cho một tòa nhà như vậy.
Không chỉ có bề ngoài độc đáo, kết cấu bên trong của Lầu năm góc cũng rất đặc biệt. Năm cạnh bằng nhau của hình ngũ giác là năm mặt của tòa nhà, mỗi mặt lại có 5 dãy nhà được xây dựng song song. Các vòng nhà: đánh kí hiệu từ A (bên trong) tới E (ngoài cùng) trừ tầng hầm, có một số nơi được kí hiệu là F và G. Các văn phòng nằm ở vòng ngoài cùng (vòng E) là nơi duy nhất có hướng nhìn ra ngoài và thường là văn phòng của các quan chức cấp cao. Ở trung tâm của tòa nhà là một khoảng sân rộng và cũng có hình ngũ giác. Từ các góc của khoảng sân này, 10 hành lang lớn tỏa ra như hình nan hoa nối liền các phần khác nhau của tòa nhà. Nhờ những hành lang này, người ta có thể đi đến bất cứ điểm nào trong tòa nhà chỉ trong vòng 7 phút.
Những dãy nhà song song, xếp tầng và những hành lang được xây dựng theo dạng nan hoa trong một khuôn hình ngũ giác đã tạo nên một hình ảnh độc đáo có một không hai cho tòa nhà và biến nó trở thành biểu tượng cho sức mạnh quân sự nước Mỹ.
Từ năm 1993, Ngũ giác đài đã tiến hành một dự án chỉnh trang toàn bộ với kinh phí 1,2$ tỉ mỹ kim phải hoàn tất trong năm 2006, lần chỉnh trang đầu tiên kể từ khi xây dựng, không những là nâng cấp trang thiết bị truyền thông, cơ điện, mà còn bổ sung mặt bằng văn phòng.
18.581m2 (200.000 bộ vuông) trong một khu gác lửng mới xây ở tầng hầm. Ngoài ra, lần đầu tiên tòa nhà trang bị thang máy, tổng cộng 40 thang, và thay thế tất cả 7748 cửa sổ. Đội ngũ chỉnh trang giải quyết công việc này cũng như các nhà thầu xây dựng Ngũ giác đài trong thập niên 1940; một lần sửa một góc, chỉ khác ở chỗ phải mất 13 năm mới hoàn tất sự chỉnh trang so với 16 tháng xây dựng lúc đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét